Sao quần vợt áp đảo danh sách 10 VĐV nữ kiếm tiền nhiều nhất

Có tới 5 tay vợt hiện diện trong danh sách các vận động viên nữ có thu nhập cao nhất từ tiền thưởng thi đấu, tài trợ, quảng cáo... trong khoảng thời gian từ tháng 6/2009 đến 6/2010 do tạp chí Forbes mới công bố.
Maria Sharapova (Vận động viên quần vợt - quốc tịch Nga - thu nhập 24,5 triệu USD)
Sharapova có sức hút thương mại lớn nhờ gương mặt khả ái. Cô vừa ký hợp đồng tài trợ có thời hạn 8 năm với Nike trị giá lên tới 70 triệu USD. Sharapova cũng kiếm bộn tiền từ các hợp đồng với Sony, Ericsson, Tiffany, Canon, Colgate-Palmovie, Motorola.
Serena Williams (Quần vợt - Mỹ - 20,2 triệu)
Ngoài khoản tiền thưởng kỷ lục lên tới 6,5 triệu USD trong năm 2009, cô em nhà Williams còn hốt bạc nhờ các hợp đồng tài trợ với Nike, Kraft, Wilson, Hewlett-Packard và các hoạt động kinh doanh, thời trang khác.
Venus Williams (Quần vợt - Mỹ - 15,4 triệu)
Không kiếm được nhiều tiền thưởng như cô em, Venus vẫn đứng thứ ba nhờ các hợp đồng với Oreo, Powerade, Tide, Wilson và một số nhãn hàng khác.
Danica Patrick (Đua xe Nascar - Mỹ - 12 triệu)
Tay đua gợi cảm này thuộc nhóm ít các ngôi sao của môn thể thao tốc độ kiếm tiền giỏi nhất với 10 hợp đồng tài trợ.
Kim Yu-na (Trượt băng nghệ thuật - Hàn Quốc - 9,7 triệu)
Chiếc HC vàng Olympic mùa đông Vancouver là nấc thang đưa Kim đến với thiên đường của những bản hợp đồng tài trợ quảng cáo kếch xù. Cô hiện là gương mặt đại diện cho một loạt thương hiệu hàng đầu Hàn Quốc như Anycall (viễn thông), Hauzen (điều hòa không khí), Hyundai Motor, Kookmin (ngân hàng - tài chính), Korean Air (hàng không), Lac Verts (mỹ phẩm), Maeil (bơ sữa), Saffron (nước xả vải). Kim còn là đại diện cho người khổng lồ trong lĩnh vực dụng cụ thể thao, Nike, ở xứ sở Kim Chi.
Annika Sorenstam (Golf - Thụy Điển - 8 triệu)
Giải nghệ từ năm 2008, nhưng vận động viên khả ái người Thụy Điển này vẫn là tay golf nữ kiếm tiền giỏi nhất nhờ các hợp đồng với Callaway, Cutter & Buck, Lexus, Rolex. Annika còn kiếm thêm từ việc thiết kế trang phục thi đấu golf, một trường dạy đánh golf và một xưởng sản xuất rượu vang.
Ana Ivanovic (Quần vợt - Serbia - 7,2 triệu)
Cựu tay vợt nữ số một thế giới vừa ký hợp đồng trọn đời với Adidas hồi tháng 2 vừa qua. Cô cũng lĩnh tiền từ việc đại diện cho các thương hiệu Yonex, Juice Plus, Verona Motor.
Jelena Jankovic (Quần vợt - Serbia - 5,3 triệu)
Năm 2008, Jankovic lần đầu vươn lên ngôi số một thế giới và trở thành tay vợt nữ đầu tiên trong lịch sử có vinh dự này dù chưa hề đoạt một giải Grand Slam nào. Thành công ấy giúp cô gái 25 tuổi này cải thiện khả năng kiếm tiền, mà đáng chú ý nhất là việc ký hợp đồng 3 năm trị giá 5,1 triệu USD với hãng dụng cụ thể thao Trung Quốc, Anta.
Paula Creamer (Golf - Mỹ - 5,2 triệu)
Tay golf nữ đến từ California là gương mặt đại diện cho các thương hiệu TaylorMale-adidas, Citizen, NEC, Royal Bank of Scotland.
Lorena Ochoa (Golf - Mexico - 5 triệu)
Tay golf nữ số một thế giới trong 3 năm gần nhất gây sốc với quyết định theo chồng bỏ cuộc chơi hồi tháng tư vùa qua. Nhưng trước đó, cô cũng đã kịp hốt bạc nhờ các hợp đồng dài hạn với Audi, Banamex, Rolex, Lacoste, Ping, Callaway, Footjoy, Aeromexico, Selter & Sem Group.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét