Qua quá trình điền dã, tìm hiểu ngược trở về thời kỳ 30 năm về trước, tôi thấy rằng, mỗi vùng lại có một cách săn rùa nước ngọt khổng lồ khác nhau. Những người săn chuyên nghiệp thường có đồ nghề đặc chủng. Thông thường, có 2 cách săn: Cách thứ nhất là dùng nhiều lao đóng sâu vào thân rùa, cách thứ 2 là dùng móc sắt giăng như giăng bẫy.
Như đã mô tả ở kỳ trước, để săn được rùa khổng lồ, người ta phải đóng cả chục chiếc lao sắt, mỗi chiếc có vài mũi thép xuyên thủng mai rùa, thấu vào nội tạng để rùa yếu rồi vật ngửa và kéo nó lên bờ.
Ở Thanh Hóa, người dân giăng bẫy móc sắt khắp hồ Quảng Phú, giăng ở những khu vực rùa hay nổi ở sông Mã để tóm rùa. Móc sắt giống hệt lưỡi câu, nhưng to hơn nhiều, được uốn bởi những thanh sắt cỡ 6ly, mũi cực kỳ sắc nhọn. Những lưỡi câu này được buộc vào một sợi dây dù rất chắc, dài cả trăm mét. Mỗi hệ thống bẫy lưỡi câu gồm hàng trăm lưỡi.
Trên đây là hai cách săn rùa truyền thống có từ hàng trăm năm nay. Thế kỷ 20, thời kỳ chiến tranh, súng ống nhiều, thì có thêm cách săn rùa khổng lồ bằng… súng.
Người nổi tiếng vì bắn chết rùa khổng lồ, nặng ngót 1,5 tạ là ông Hoàng Xuân Bốn, nhà ở cạnh đầm Minh Quân (Trấn Yên, Yên Bái). Qua vụ ông Bốn “chiến đấu” với rùa 27 năm trước, mới thấy loài rùa này có sức khỏe vô địch.
Vào năm 1984, ông xã đội phó Tạ Huy Đính chèo thuyền trên đầm Minh Quân, thấy một con rùa khổng lồ, mai to như cái nong bò lổm ngổm trên một hòn đảo phơi nắng. Trước đó, loài rùa khổng lồ này có rất nhiều trong đầm, nhưng săn được nó không phải chuyện dễ.
Là xã đội phó, nên được sở hữu một khẩu CKC. Ông Đính đã về nhà lấy khẩu CKC rồi rủ ông Nguyễn Văn Nguyên đi giết rùa.
Nghĩ rằng phát súng như gãi ngứa, chẳng ăn thua gì, nên ông Đính và ông Nguyên bỏ về, không đuổi theo rùa nữa.
Hôm sau, ông Hoàng Xuân Bốn chèo bè qua đầm Minh Quân vào rừng đốn củi. Lúc đi qua hòn đảo khác, thấy con rùa khổng lồ nằm trên bãi cỏ. Ông nhẹ nhàng bò lại gần, thì thấy con rùa bị một vết thương lớn ở mai. Nhớ lại lời kể của ông Đính, ông Bốn chắc mẩm đây chính là con rùa bị bắn hôm trước. Do bị trúng đạn, vết thương ngấm nước rất xót, nên nó phải bò lên bờ.
Cụ rùa sợ quá, lổm ngổm chạy xuống nước. Ông Bốn vứt dao xông lại bám đuôi rùa kéo lại, không để nó trốn thoát. Nhưng sức trai tráng của ông Bốn chả ăn thua gì, ông bị con rùa kéo đi xềnh xệch. Nó kéo ông lao vun vút dưới nước nên ông phải nhả nó ra. Ông Bốn không thể ngờ con rùa này lại khỏe đến vậy, mặc dù nó đã bị trúng một phát súng CKC và bị chém vào cổ.
Hôm sau, con rùa này lại bò lên bãi cỏ giữa đảo và ông Bốn lại bắt gặp. Biết không thể chiến đấu với nó bằng dao kiếm, ông đã về nhà vác khẩu AK để tiêu diệt. Ông Bốn tiến lại gần, rồi xả nguyên băng đạn lên đầu, lưng con rùa to bằng cái nong đang nằm thiêm thiếp ngủ. Bị trúng một loạt đạn, toàn vào đầu và cổ, cụ rùa khổng lồ không đủ sức trốn thoát nữa. Ông Bốn gọi dân vật ngửa rùa, trói chân lại kéo lên bờ.
Phía trên bờ, một con trâu mộng đã đợi sẵn. Người ta buộc rùa vào thừng, rồi dùng trâu mộng kéo về làng xẻ thịt nấu đủ các món, ăn uống thỏa thê.
Đi dọc sông Hồng tìm hiểu về rùa khổng lồ, tôi thường xuyên được nghe chuyện người lớn lôi con giải ra dọa trẻ con để chúng khỏi xuống sông, hồ tắm. Người dân hay dùng từ “giải rút”, có nghĩa là giải lôi người xuống sông, hồ.
Thực tế chưa thấy rùa khổng lồ, mà người dân gọi là giải lôi người bao giờ. Nhưng chuyện rùa lôi trâu, giết trâu mộng giữa sông thì có thật và đã xảy ra nhiều lần ở dọc sông Hồng. Người dân vùng Phú Thọ, Yên Bái thường xuyên kể chuyện rùa giết trâu dưới sông, trong hồ, đầm.
Người từng chứng kiến tận mắt rùa giết trâu mộng dưới sông Hồng là ông Lê Xuân Kỉnh (xã Hiền Lương, Hạ Hòa, Phú Thọ). Hồi đi bè buôn luồng trên sông Hồng, qua địa phận xã Xuân Quang (Tam Nông, Phú Thọ), ông đã tận mắt cảnh con rùa ngoạm vào khoeo chân trâu mộng, khi con trâu này đang dầm mình ven sông.
Chàng trai Phạm Văn Thông là cán bộ nghiên cứu thực địa của Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á (thuộc Vườn thú Cleverland Metropark - Mỹ) cũng kể một câu chuyện mà Thông ghi vào nhật ký hành trình đi tìm loài rùa khổng lồ. Những câu chuyện rùa mai mềm nước ngọt khổng lồ giết trâu thì Thông nghe kể nhiều lắm, nhưng có một chuyện mà Thông ấn tượng nhất xảy ra ở Tuyên Quang.
Thông làm nhiệm vụ đi khảo sát thực địa, điều tra, ghi chép những khu vực, địa bàn từng có rùa để tìm kiếm, bảo tồn. Mọi câu chuyện liên quan đến rùa, dù thực tế hay huyền thoại, Thông cũng đều xác minh kỹ lưỡng, ghi chép cẩn thận.
Chuyện xảy ra ở hồ thủy điện Na Hang được rất nhiều nhân chứng kể. Họ toàn là người lớn tuổi, đáng kính nên chắc không bịa.
Chuyện rằng, cách đây chừng 20 năm, người dân ở một bản ven hồ thấy một con rùa khổng lồ, lưng to bằng manh chiếu đôi bò lên một con suối nhỏ chảy ra hồ. Con suối khá cạn, nên nó không bò nhanh được, là cơ hội ngàn vàng để tóm sống nó.
Mấy người trong làng đã huy động những chiếc lao sắt, vốn dùng để săn giải, ba ba, rồi ra suối vây bắt con rùa khổng lồ này. Họ đã đâm nhiều lao và đóng rất sâu vào lưng, riềm của rùa. Dây thừng được buộc vào lao, rồi nối vào vại trâu, để con trâu mộng kéo rùa lên bờ.
Tuy nhiên, con trâu kéo cày và nhóm người này không những không kéo nổi con rùa khổng lồ lên, mà bị nó kéo ngược lại. Con rùa to như quái vật tiến dần ra phía hồ thủy điện Na Hang, kéo tuột trâu xuống hồ. Nhóm người này buộc phải dùng dao chặt đứt dây thừng để cứu trâu trong sự tiếc nuối.
Sau lần đó, không ai trông thấy con rùa khổng lồ này nữa, không rõ là nó còn sống hay đã chết.
Trong quá trình đi thực tế, tôi thấy người dân ở những nơi có rùa khổng lồ thường kể rằng loài rùa khổng lồ này có hàm răng cực khỏe, móng vuốt cực sắc và sức mạnh thì coi thường trâu mộng. Tuy nhiên, chưa từng ghi nhận loài rùa này hại người. Thậm chí, chúng là loài cực kỳ nhát, thường lặn ngay xuống bùn khi gặp con người. Chuyện cụ rùa Hồ Gươm nhẹ nhàng xé lưới thoát ra, mà không tấn công nhóm thợ đánh bắt, thể hiện đúng “tính cách” của loài rùa mai mềm nước ngọt khổng lồ mà những người từng tiếp xúc với loài rùa này kể.
Rùa Hồ Gươm có bộ hàm cực khỏe. Ảnh chụp sọ rùa ở Bảo tàng Hà Nội
Ở những đầm, hồ vùng Phú Thọ, Hòa Bình, Yên Bái, dọc sông suối vùng Tuyên Quang, Lào Cai… người dân săn bằng lao sắt sắc bén, còn vùng Thanh Hóa thì săn bằng móc sắt.Như đã mô tả ở kỳ trước, để săn được rùa khổng lồ, người ta phải đóng cả chục chiếc lao sắt, mỗi chiếc có vài mũi thép xuyên thủng mai rùa, thấu vào nội tạng để rùa yếu rồi vật ngửa và kéo nó lên bờ.
Ở Thanh Hóa, người dân giăng bẫy móc sắt khắp hồ Quảng Phú, giăng ở những khu vực rùa hay nổi ở sông Mã để tóm rùa. Móc sắt giống hệt lưỡi câu, nhưng to hơn nhiều, được uốn bởi những thanh sắt cỡ 6ly, mũi cực kỳ sắc nhọn. Những lưỡi câu này được buộc vào một sợi dây dù rất chắc, dài cả trăm mét. Mỗi hệ thống bẫy lưỡi câu gồm hàng trăm lưỡi.
Chúng có móng vuốt cực sắc (Ảnh bộ cốt rùa trong Bảo tàng Hà Nội)
Người săn rùa khổng lồ thường giăng lưỡi câu ngang sông, ngang hồ, giữ lưỡi sát mặt bùn. Khi rùa khổng lồ di chuyển, sẽ bị lưỡi câu móc vào. Rùa đau đớn, càng giãy dụa mạnh, sẽ càng bị nhiều lưỡi câu móc vào cơ thể, không thể thoát ra được. Người săn rùa chỉ việc chờ rùa mệt lử thì kéo lên làm thịt.Trên đây là hai cách săn rùa truyền thống có từ hàng trăm năm nay. Thế kỷ 20, thời kỳ chiến tranh, súng ống nhiều, thì có thêm cách săn rùa khổng lồ bằng… súng.
Người nổi tiếng vì bắn chết rùa khổng lồ, nặng ngót 1,5 tạ là ông Hoàng Xuân Bốn, nhà ở cạnh đầm Minh Quân (Trấn Yên, Yên Bái). Qua vụ ông Bốn “chiến đấu” với rùa 27 năm trước, mới thấy loài rùa này có sức khỏe vô địch.
Đầm Minh Quân, nơi diễn ra cuộc sát hại rùa khổng lồ bằng súng AK và CKC gần 30 năm trước
Ông Hoàng Xuân Bốn vốn là xã đội trưởng, nên được giữ một khẩu súng AK, làm nhiệm vụ giữ bình yên xóm làng.Vào năm 1984, ông xã đội phó Tạ Huy Đính chèo thuyền trên đầm Minh Quân, thấy một con rùa khổng lồ, mai to như cái nong bò lổm ngổm trên một hòn đảo phơi nắng. Trước đó, loài rùa khổng lồ này có rất nhiều trong đầm, nhưng săn được nó không phải chuyện dễ.
Là xã đội phó, nên được sở hữu một khẩu CKC. Ông Đính đã về nhà lấy khẩu CKC rồi rủ ông Nguyễn Văn Nguyên đi giết rùa.
Ông Hoàng Xuân Bốn và chiếc mai rùa ông giữ làm kỷ niệm
Ông Đính chèo thuyền nhẹ nhàng phía bên kia hòn đảo, bò lại gần phía con rùa khổng lồ đang nằm phơi nắng. Ông Đính giương súng, nhằm đúng thân rùa và nổ súng. Phát súng trúng đích, tung cả mảng da, phòi máu trên lưng rùa. Thế nhưng, con rùa không lăn đùng ra chết, mà lổm ngổm bò xuống nước trốn mất.Nghĩ rằng phát súng như gãi ngứa, chẳng ăn thua gì, nên ông Đính và ông Nguyên bỏ về, không đuổi theo rùa nữa.
Hôm sau, ông Hoàng Xuân Bốn chèo bè qua đầm Minh Quân vào rừng đốn củi. Lúc đi qua hòn đảo khác, thấy con rùa khổng lồ nằm trên bãi cỏ. Ông nhẹ nhàng bò lại gần, thì thấy con rùa bị một vết thương lớn ở mai. Nhớ lại lời kể của ông Đính, ông Bốn chắc mẩm đây chính là con rùa bị bắn hôm trước. Do bị trúng đạn, vết thương ngấm nước rất xót, nên nó phải bò lên bờ.
Vết viên đạn xuyên thủng mai rùa
Nghĩ con rùa này sắp chết, sức yếu, nên ông Bốn vác chiếc dao rựa cực sắc dùng đốn củi tiến lại gần chỗ con rùa đang thiêm thiếp ngủ. Ông Bốn vung dao chém thẳng vào cái cổ to như phích nước của nó. Tưởng rằng, nhát dao chí tử đó sẽ làm đứt cổ rùa, giết được nó ngay. Thế nhưng, nhát sao cực hiểm đó chả ăn thua gì. Lớp da rùa quá dày và dai, khiến con dao rựa nảy lên.Cụ rùa sợ quá, lổm ngổm chạy xuống nước. Ông Bốn vứt dao xông lại bám đuôi rùa kéo lại, không để nó trốn thoát. Nhưng sức trai tráng của ông Bốn chả ăn thua gì, ông bị con rùa kéo đi xềnh xệch. Nó kéo ông lao vun vút dưới nước nên ông phải nhả nó ra. Ông Bốn không thể ngờ con rùa này lại khỏe đến vậy, mặc dù nó đã bị trúng một phát súng CKC và bị chém vào cổ.
Hôm sau, con rùa này lại bò lên bãi cỏ giữa đảo và ông Bốn lại bắt gặp. Biết không thể chiến đấu với nó bằng dao kiếm, ông đã về nhà vác khẩu AK để tiêu diệt. Ông Bốn tiến lại gần, rồi xả nguyên băng đạn lên đầu, lưng con rùa to bằng cái nong đang nằm thiêm thiếp ngủ. Bị trúng một loạt đạn, toàn vào đầu và cổ, cụ rùa khổng lồ không đủ sức trốn thoát nữa. Ông Bốn gọi dân vật ngửa rùa, trói chân lại kéo lên bờ.
Phía trên bờ, một con trâu mộng đã đợi sẵn. Người ta buộc rùa vào thừng, rồi dùng trâu mộng kéo về làng xẻ thịt nấu đủ các món, ăn uống thỏa thê.
Bộ cốt rùa Hồ Gươm vốn cất giữ mấy chục năm trong chùa Hưng Ký mới được trưng bày ở Bảo tàng Hà Nội
Qua vụ ông Bốn và ông Đính thay nhau bắn rùa, hết cả bằng đạn mới hạ gục được rùa, mới thấy sức khỏe của loài bò sát dưới nước này kinh khủng.Đi dọc sông Hồng tìm hiểu về rùa khổng lồ, tôi thường xuyên được nghe chuyện người lớn lôi con giải ra dọa trẻ con để chúng khỏi xuống sông, hồ tắm. Người dân hay dùng từ “giải rút”, có nghĩa là giải lôi người xuống sông, hồ.
Thực tế chưa thấy rùa khổng lồ, mà người dân gọi là giải lôi người bao giờ. Nhưng chuyện rùa lôi trâu, giết trâu mộng giữa sông thì có thật và đã xảy ra nhiều lần ở dọc sông Hồng. Người dân vùng Phú Thọ, Yên Bái thường xuyên kể chuyện rùa giết trâu dưới sông, trong hồ, đầm.
Người từng chứng kiến tận mắt rùa giết trâu mộng dưới sông Hồng là ông Lê Xuân Kỉnh (xã Hiền Lương, Hạ Hòa, Phú Thọ). Hồi đi bè buôn luồng trên sông Hồng, qua địa phận xã Xuân Quang (Tam Nông, Phú Thọ), ông đã tận mắt cảnh con rùa ngoạm vào khoeo chân trâu mộng, khi con trâu này đang dầm mình ven sông.
Người dân ở Hòa Bình đã săn được con rùa khổng lồ này vào năm 1993
Ông Kỉnh đã dùng sào chèo bè phóng thật mạnh vào lưng con rùa đang vật lộn với trâu. Tuy nhiên, cú phóng chả ăn thua gì. Con rùa kéo trâu ra giữa sông, rồi con trâu mất hút trong dòng nước. Chiều hôm đó, người dân giăng lưới ngang sông dưới hạ lưu và đã vớt được xác trâu. Con trâu mộng bị cắn xé nát một bên đùi.Chàng trai Phạm Văn Thông là cán bộ nghiên cứu thực địa của Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á (thuộc Vườn thú Cleverland Metropark - Mỹ) cũng kể một câu chuyện mà Thông ghi vào nhật ký hành trình đi tìm loài rùa khổng lồ. Những câu chuyện rùa mai mềm nước ngọt khổng lồ giết trâu thì Thông nghe kể nhiều lắm, nhưng có một chuyện mà Thông ấn tượng nhất xảy ra ở Tuyên Quang.
Thông làm nhiệm vụ đi khảo sát thực địa, điều tra, ghi chép những khu vực, địa bàn từng có rùa để tìm kiếm, bảo tồn. Mọi câu chuyện liên quan đến rùa, dù thực tế hay huyền thoại, Thông cũng đều xác minh kỹ lưỡng, ghi chép cẩn thận.
Chuyện xảy ra ở hồ thủy điện Na Hang được rất nhiều nhân chứng kể. Họ toàn là người lớn tuổi, đáng kính nên chắc không bịa.
Chuyện rằng, cách đây chừng 20 năm, người dân ở một bản ven hồ thấy một con rùa khổng lồ, lưng to bằng manh chiếu đôi bò lên một con suối nhỏ chảy ra hồ. Con suối khá cạn, nên nó không bò nhanh được, là cơ hội ngàn vàng để tóm sống nó.
Mấy người trong làng đã huy động những chiếc lao sắt, vốn dùng để săn giải, ba ba, rồi ra suối vây bắt con rùa khổng lồ này. Họ đã đâm nhiều lao và đóng rất sâu vào lưng, riềm của rùa. Dây thừng được buộc vào lao, rồi nối vào vại trâu, để con trâu mộng kéo rùa lên bờ.
Tuy nhiên, con trâu kéo cày và nhóm người này không những không kéo nổi con rùa khổng lồ lên, mà bị nó kéo ngược lại. Con rùa to như quái vật tiến dần ra phía hồ thủy điện Na Hang, kéo tuột trâu xuống hồ. Nhóm người này buộc phải dùng dao chặt đứt dây thừng để cứu trâu trong sự tiếc nuối.
Sau lần đó, không ai trông thấy con rùa khổng lồ này nữa, không rõ là nó còn sống hay đã chết.
Trong quá trình đi thực tế, tôi thấy người dân ở những nơi có rùa khổng lồ thường kể rằng loài rùa khổng lồ này có hàm răng cực khỏe, móng vuốt cực sắc và sức mạnh thì coi thường trâu mộng. Tuy nhiên, chưa từng ghi nhận loài rùa này hại người. Thậm chí, chúng là loài cực kỳ nhát, thường lặn ngay xuống bùn khi gặp con người. Chuyện cụ rùa Hồ Gươm nhẹ nhàng xé lưới thoát ra, mà không tấn công nhóm thợ đánh bắt, thể hiện đúng “tính cách” của loài rùa mai mềm nước ngọt khổng lồ mà những người từng tiếp xúc với loài rùa này kể.
24H.COM.VN (Theo VTC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét