Bạo lực tình dục: Chồng ép vợ "chiều" trước mặt con

Một phụ nữ ở ngoại thành Hà Nội nói trong nỗi đau đớn, ê chề: “Bất kể ngày hay đêm hễ anh ta về nhà là trống ngực tôi đập dồn dập. Có cả con gái ở đấy anh ta vẫn đè nghiến tôi xuống và giật tung quần áo ra".


Tuy tỉ lệ bạo lực tình dục là không nhiều nhưng mức độ và hậu quả lại nghiêm trọng hơn rất nhiều lần so với các loại bạo lực khác. Nhiều phụ nữ cảm thấy khó kh hơn khi tiết lộ những “trận đòn” của chồng, nhất là phụ nữ nông thôn.
Phải cố chiều chồng
Một phụ nữ ở Huế tâm sự: “Bọn chị đi gặt thuê phải một tuần mới xong mà trong tuần ấy, ngày nào anh cũng đòi hỏi. Những ngày nhàn rỗi thì anh không thích, ngày vất vả quyết đòi bằng được… Mình biết tính chồng, không đáp ứng là “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” ngay, nên phải cố chiều”.
Một phụ nữ tại Bến Tre thì đau đớn kể: “Anh ta thường xuyên say xỉn, đánh tôi và ngay sau đó lại ép tôi QHTD. Tôi từ chối, anh ta tiếp tục chửi bới thô tục hơn”. Có những trường hợp, vợ bị chồng bạo lực tình dục (BLTD) ngay trước mặt hai con.
Một phụ nữ ở ngoại thành Hà Nội nói trong nỗi đau đớn, ê chề: “Bất kể ngày hay đêm hễ anh ta về nhà là trống ngực tôi đập dồn dập. Có cả con gái ở đấy anh ta vẫn đè nghiến tôi xuống và giật tung quần áo ra.  
Hầu hết người bị bạo lực đều tiết lộ các hành vi BLTD thường xảy ra bởi người chồng dùng sức mạnh để gây sức ép, đe doạ buộc họ phải QHTD ngoài ý muốn, trong khi đó họ lại có tư tưởng cam chịu: “Đã là phụ nữ thì phải chiều chồng”.
Cũng vì tâm lý sợ sệt và cam chịu mà nhiều phụ nữ bị ép làm những việc mà họ cảm thấy nhục nhã, bị hạ thấp nhân phẩm. Tuy nhiên, đây là nỗi đau mà ít phụ nữ dám chia sẻ vì… xấu hổ và vì thế, họ không thể kháng cự.
Im lặng đồng nghĩa với nguy hiểm
Trong một nghiên cứu mới đây của Chính phủ về BLTD, Tổng cục Thống kê đã công bố những con số làm cả xã hội phải giật mình: 10% phụ nữ đã kết hôn từng bị BLTD, 34% phải gánh chịu cả bạo lực về thể xác và BLTD và tỉ lệ này ở nông thôn cao hơn thành phố (10,1%, và 9,5%). BLTD duy trì ở mức gần giống nhau tại nhiều nhóm tuổi (cho tới tận tuổi 50) và trình độ học vấn của phụ nữ.
Trong một nghiên cứu mới đây về bạo lực gia đình, Tổng cục Thống kê công bố một thực tế đáng buồn: Gần 60% phụ nữ từng bị bạo lực đã biết về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, thế nhưng 87% phụ nữ bị bạo lực chưa hề tìm đến sự hỗ trợ từ các dịch vụ, hoặc những người có thẩm quyền giúp đỡ; 50% trong số ấy thì chọn giải pháp an toàn bằng cách im lặng.
“Nhưng im lặng trong chuyện này đồng nghĩa với nguy hiểm”, nhìn nhận ở góc độ tâm lý, bà Hoàng Tú Anh – Giám đốc Trung tâm Sáng kiến, sức khoẻ và dân số chia sẻ. Theo bà Tú Anh: “Nhiều phụ nữ nghĩ điều đó là bình thường và phải cố chịu. Thực tế, họ đang cố “bình thường hoá” sự việc để sống. Nhưng nếu không nói, họ sẽ không bao giờ cải thiện được tình trạng này và ngày càng bị chà đạp, bị đối xử thô bạo”.
Tuy vậy, theo bà Tú Anh, cũng cần phải nhìn nhận là dù có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nhưng cơ quan chức ng còn thờ ơ. Khi quá sức chịu đựng, một số phụ nữ đã tìm đến chính quyền địa phương can thiệp thì lại không được giải quyết nên họ không còn tin tưởng, nhiều trường hợp còn làm cho tình hình trở nên tệ hơn.
Một phụ nữ bị bạo lực ở Bến Tre thổ lộ: “Khi bị chồng hăm dọa đến mức không chịu đựng nổi, tôi phải nhờ trưởng ấp can thiệp nhưng ông ấy không giúp mà còn nói: “Chuyện gia đình mày, mày làm gì thì làm”. Một phụ nữ khác ở Hà Nội cũng bức xúc: “Con giun xéo mãi cũng quằn, mình chịu đựng không nổi liền chụp 6 cái ảnh, khi ra toà đưa ra làm bằng chứng nhưng toà cũng xé luôn”.
Nhìn nhận ở góc độ trách nhiệm, ông Đặng Như Lợi - Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: “Tới đây khi Tổ chức Chương trình hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình phải nâng cao nhận thức và tuyên truyền luật cụ thể ở địa phương. Nói rõ trách nhiệm của các ngành trong việc tố cáo, xử lý”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét